Trẻ em rất hay bị côn trùng đốt, thường gặplà muỗi và ong. Nhẹ thì gây đau nhức, chỉ cần chăm vết thương tại chỗ. Dị ứng với nọc độc có thể bị sốc phản vệ.
Xử trí khi trẻ bị sứa đốt / Xử trí khi trẻ say nắng, mệt lả do nóng
Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị côn trùng đốt
- Nhẹ: Đau nhức tại vết đốt và sưng lên xung quanh, nổi phỏng tại chỗ, ngứa nhiều.
- Nặng:
+ Nổi mề đay toàn thân.
+ Khó thở.
+ Sốc phản vệ: Tay chân lạnh, mạch nhẹ khó bắt.
+ Tiểu máu, tiểu ít, suy thận thường xảy ra ở những ngày đầu.
Ảnh minh họa: Shannonchong.com.
Cách sơ cứu
- Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp gắp ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
- Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm.
- Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở ý tế nếu:
+ Nổi mề đay.
+ Than mệt, chân tay lạnh.
+ Tiểu đỏ, tiểu ít.
+ Bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết phải đưa bé tới bệnh viện có khả năng lọc máu đề phòng suy thận cấp.
Những việc cần tránh:
Rất nhiều bà mẹ khi thấy nốt sưng phồng của con thì chấm vào đó ít nước bọt, hoặc kem đánh răng… rất dễ khiến nhiễm trùng tại chỗ.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường