11/11/24 16:31

CHỐNG LÃNG PHÍ, ĐÒN BẨY ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI

   Theo quy định của pháp luật lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả.

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ về tác hại của lãng phí: Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn, nó tai hại hơn tham ô…

   Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện về vấn đề này. Đồng thời, lãng phí cũng đã được cụ thể hóa vào các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998 cho đến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 2013.

   Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV năm 2024 thể hiện công tác chống lãng phí trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế phải khắc phục; còn 404/908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, trong đó có 57 dự án lớn được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nêu ra cần phải phải xử lý để chống lãng phí (Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực) .

Hình ảnh kỳ họp Thứ bảy Quốc hội khóa XV

   Ngày 13/10/2024, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm có Bài viết về “Chống lãng phí” được xem như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, để cả hệ thống chính trị phải xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội đảm bảo có hiệu quả.

   Mặc dù, còn nhiều việc phải làm, nhưng với chính sách “chống lãng phí” như “chống tham nhũng” của Đảng, trên cơ sở cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh được xem là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

 

     Bài viết: Nguyễn Văn Minh – Viện KSND TP. Vũng Tàu

Lên đầu trang