01/06/22 15:33

Bảo vệ trẻ em những mầm sống tương lai của Đất nước

   Quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện, đầy đủ về thể chất và tinh thần. Khi chúng ta thực hiện tốt trẻ sẽ được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh và bình đẳng. Tại Điều 37, chương II của Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Trẻ em có quyền được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sử dụng lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Bên cạnh đó, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 và Luật trẻ em năm 2016 ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em và chia thành 04 nhóm cụ thể như sau:

   Trước tình hình tệ nạn xâm phạm trẻ em có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung, huyện Châu Đức nói riêng. Đòi hỏi cần phải thực hiện tốt các công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhận thức và kỹ năng của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên, người dân trong cộng đồng và của chính bản thân trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em đầy đủ hơn để trẻ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị xâm hại tình dục; các em khi bị xâm hại tình dục đa số đều có tâm lý sợ hãi, mặc cảm, tự ti, nên không dám chia sẻ, tố giác kẻ phạm tội. Những người thân trong gia đình cần hướng dẫn những kiến thức cơ bản cho các em để chủ động phòng tránh xâm hại tình dục hoặc vì e ngại ảnh hưởng đến tương lai của con em mình nên cũng không tố giác kẻ phạm tội; thậm chí còn chấp nhận thỏa thuận vì e ngại ảnh hưởng đến danh dự về sau cho các em. Nâng cao trách nhiệm, vai trò bảo vệ, chăm sóc trẻ em của gia đình, nhà trường và cộng đồng phải được quan tâm đúng mức có sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ trẻ em.

Hình ảnh minh họa (nguồn: trích  trang tin tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

   Là những cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Đức trong quá trình thực thi pháp luật cũng đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của trẻ em. Có những biện pháp tác động mạnh mẽ, nghiêm khắc đối những hành vi xâm hại trẻ em diễn ra trên địa bàn huyện Châu Đức ví dụ những vụ việc có hành vi: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Giao cấu người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, Bạo lực trẻ em, dâm ô trẻ em… Việc xâm hại trẻ em là những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Chúng ta sẽ không ngừng thực thi pháp luật nghiêm minh đối với các hành vi liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em. Tất cả đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của trẻ em cần được bảo vệ gắn với chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

   Nhân kỷ niệm 72 năm ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/1950-01/6/2022) là ngày Tết thiếu nhi là một ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của đất nước. Chúng ta một lần nữa nhắc lại việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em cần thực hiện tốt hơn để xây dựng mầm sống cho tương lai của Đất nước. Xây dựng tỉnh nhà phát triển lành mạnh không có tệ nạn bạo lực và xâm hại trẻ em.


    Tin bài: Nguyễn Thị Sang-VKS nhân dân huyện Châu Đức.

Lên đầu trang