Sau khi vừa thi tốt nghiệp lớp 12 xong, Trần Tuấn Phát với ước mơ được khoác lên mình màu xanh áo lính. Từ ước mơ đó và suy nghĩ nông cạn của một người mới lớn muốn chế tạo vật liệu nổ sau đó đem đến trận địa phảo cổ (nơi có đồn Biên phòng đóng quân gần đó) để sử dụng nhằm mục đích tạo ấn tượng và mong được mọi người ghi nhận sự sáng tạo của mình nên Trần Tuấn Phát đã dấn thân vào con đường phạm tội.
Với kiến thức đã học ở lớp 12 (năm 2014 – 2015), Phát thấy trong sách giáo khoa hóa học có ứng dụng của các muối Kali (có công thức chế tạo thuốc pháo tỷ lệ 7:2:1 gôm 7 phần ka li, 2 phần lưu huỳnh, 1 phần các bon) và phản ứng nhiệt nhôm, ứng dụng của lưu huỳnh, các bon nên tò mò và muốn chế tạo thuốc nổ. Trong quá trình học và dựa trên bảng tuần hoàn hóa học Phát nhận thấy nếu thay thế các bon (than) bằng bột nhôm và lưu huỳnh bằng đường sẽ cho phản ứng nhanh hơn.
Từ hiểu biết đó cùng với mục đích muốn thể hiện mình nên trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015, Trần Tuấn Phát đã mua 3000 gam phân kali, 2000 gam bột nhôm, đường 0,5kg (500gam), lưu huỳnh 100 gam, cùng với than củ có sẵn ở nhà. Phát đã pha chế theo thuốc nổ theo tỷ lệ 7:2:1 (7 kali, 2 bột nhôm, 1 đường) được khoảng 1895 gam thốc nổ, trong đó Phát đã sử dụng tạo ra hai quả nổ trong hai ngày 07 và 20 tháng 8 năm 2015 khoảng 1004 gam.
Bị cáo Phát và cha mẹ tại phiên tòa xét xử
Quá trình điều tra Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh BR-VT đã xác định được số thuốc nổ mà bị cáo Phát chế tạo, tàng trữ và sử dụng trên 1kg, nên đã khởi tố, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông qua vụ án này tôi có một số suy nghĩ, trăn trở như sau:
1/ Đối với sách giáo khoa hóa học 12 phần ứng dụng của muối KNO3 (trang 111) không nên nêu quá cụ thể tỷ lệ pha chế các tiền chất thuốc nổ bởi có thể gây tò mò cho các học sinh như bị cáo Phát. Khi có công thức chế tạo này việc mua các tiền chất để chế tạo chất nổ là quá dễ dàng khi các vật liệu này bán công khai và hợp pháp trên thị trường. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để kẻ xấu lợi dụng học tập làm theo nhằm vào các mục đích bất hợp pháp và gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội…
2/ Khi dạy học sinh về các bài học này, giáo viên cần trang bị cho các em về kiến thức pháp luật liên quan đến hành vi chế tạo, tàng trử, sử dụng trái phép vật liệu nổ qua đó sẽ tránh được hậu quả như Trần Tuấn Phát hôm nay phải gánh chịu, làm lỡ dở con đường công danh của em.
3/ Rất cần sự quan tâm và định hướng của gia đình và nhà trường cho các em để các em học sinh có thể phát huy hết sức sáng tạo của mình mà không bị vi pháp luật, biết đâu trong những sáng tạo đó sẽ tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, cho đất nước.
Tin bài: Hoàng Sỹ Tiến - VKSND TP. Vũng Tàu