18/09/24 15:10

Quá trình gia nhập Liên hợp quốc và vị thế của Việt Nam hiện nay (Tiến tới kỷ niệm 47 năm gia nhập, ngày 20/9/1977–20/9/2024)

   Năm 1945, ngay sau khi được thành lập, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á long trọng tuyên bố với thế giới rằng: Việt Nam đã trở thành một nước độc lập và tự do. Tuy Chính phủ ra đời, nhưng chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận.

   Để tạo vị thế trên trường quốc tế, ngay từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta chủ động xin gia nhập Liên hợp quốc vào các năm 1946, 1948, 1951, 1975, 1976, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không được xem xét.

   Ngày 11/7/1977, đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc tiếp tục gửi thư đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét kết nạp theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội đồng. Tại phiên họp thứ 32 ngày 20/9/1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên thứ 149.

Hình ảnh lễ thượng cờ Việt Nam khi gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977

   Bảy mươi chín năm sau ngày lập quốc và 47 năm ngày gia nhập Liện hợp quốc, nước ta đã ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, có những tiếng nói quan trọng trên diễn đàn lớn của Liện hợp quốc. Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần được bầu là Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (năm 2007 và năm 2019). Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước.

   Chắc chắn, với chủ trương, đường lối nhất quán về đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng ta, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực trong ngôi nhà chung của Liên hợp quốc vì hòa bình, hợp tác và phát triển; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

           Tin bài: Nguyễn Văn Sơn – Viện KSND.TP Vũng Tàu

Lên đầu trang